Bí quyết để hạnh phúc
(dành cho lứa tuổi từ 14 đến 45 và lớn hơn)
Konstantin
Shemelinin
Phần I – Học hành
Chương 1 – Điểm số ở trường
Điểm số ở trường là chỉ số kiến thức của học sinh.
Lẽ tự nhiên, chúng mang tính chủ quan, song nhìn chung, chúng thể hiện mức độ
hiểu biết của học sinh.
Điểm số không phải là chỉ số của kĩ năng tư duy.
Điểm số không phải là chỉ số của tính cách học
sinh.
Vì vậy, điểm số ở trường ít tương thích với thành
công thực sự trong cuộc sống.
Chúng ta đang sống trong một xã hội vật chất mà
tiền bạc là thước đo chủ iếu, thế nhưng môn học "Tiền tệ" lại không
được dạy ở trường. Cho dù đó là cơ sở của kinh tế học và kế toán – nhưng vì sao
lại không được dạy?
Điều gì là quan trọng hơn: kiến thức hàn lâm về
những điều không hữu ích cho cuộc sống (với xác suất 99%) hay một số khái niệm
về bản chất của tiền tệ?
Tiền bạc sẽ đồng hành với một học sinh ra trường
trong suốt cuộc đời.
Kiến thức ở trường với khối lượng như được dạy hiện
nay là không cần thiết.
Sự khôn ngoan hàm chứa nhiều
phiền não; và ai càng nhiều tri thức ắt càng nhiều sầu khổ (Kinh
Cựu Ước, "Sách Truyền đạo (Ecclesiates)" được cho là của Solomon -
vua Do Thái cổ đại, 3000 năm trước).
Lợi ích của kiến thức đương nhiên là có: chúng phát
triển logic, trí nhớ, suy nghĩ, mở rộng tầm nhìn v.v... và ta sẽ cảm nhận được
lợi ích này suốt cuộc đời.
Học tập tốt – là tốt cho cuộc sống.
Học tập xuất sắc, nghe rất oách – nhưng lại không
tốt cho cuộc sống. Những kiến thức dư thừa có thể gây cản trở, nhưng không quá
mức. Song trở ngại lớn nhất chính là cảm giác thành công quá sớm của học sinh,
được sự khích lệ của giáo viên, trong khi điểm số ở trường lại không phải là
điểm số sau này trong cuộc sống!
Học kém – điều này tốt hay xấu còn tùy thuộc vào
định hướng trong đời.
Điểm số tốt cho phép không phải đi lính, một điều
khá quan trọng đối với nhiều người nộp đơn thi tuyển vào đại học.
Nhưng liệu có thực sự tốt hay không?
Nỗi sợ hãi phải đi lính lùa học sinh vào đại học,
nhồi nhét vào đầu người thanh niên những kiến thức chuyên ngành không cần thiết
và chẳng có gì thú vị.
Điều đó không tốt nhưng thực trạng là như thế.
Nhiều người muốn gia nhập quân đội vì vậy được tự
do hơn trong việc lựa chọn hướng đi của đời mình.
Trong quân đội việc học tập mang tính ứng dụng:
kiến thức lí thuyết về cấu tạo tiểu liên được củng cố bằng việc tháo ráp và bắn
súng. Kết quả là kiến thức về súng ống của người lính được tiếp thu rất tốt.
Nếu như kiến thức ở trường học không thuần túy hàn lâm,
mà pha trộn với việc nắm vững thực tế môn học, thì tốt hơn nhiều biết mấy.
Thực tế ảnh hưởng đến tính cách.
Ví dụ môn sinh học. Sau khi tiếp nhận kiến thức lí
thuyết, thật là tốt nếu như học sinh đi vào rừng hay ra cánh đồng, hoàn tất
công việc thí nghiệm nào đó.
Và nói chung, tôi cho rằng cần phải dạy những môn
học thực tế, ví dụ như định hướng thể thao. Đó chính là trò chơi Quest – một
loại trò chơi máy tính rất phổ biến. Cần phải có những trò chơi thể thao đơn
giản hơn. Trẻ em thích chơi, mà trò chơi thể thao là con đường đem lại sức khỏe
và tính cách.
Điểm số ở trường là dành cho học đường.
Trong cửa hàng bán ô tô người ta sẽ không hỏi bằng
cấp và điểm số!
Các bậc cha mẹ cần hiểu điều này.
Trường học còn xa mới là tất cả và còn xa mới là
điều chủ iếu của cuộc sống. Những bạn đồng học đối với trẻ còn quan trọng hơn
kiến thức rất nhiều.Vị trí của trẻ trong tập thể học sinh định hướng vị trí của
nó trong cuộc sống, bạn đồng học có thể là nguyên nhân của nhiều đêm mất ngủ
của những bậc cha mẹ và là tuổi già buồn chán của họ.
Con cái của quý vị là ai trong tập thể? Thủ lĩnh,
hay được ví với ai đó, hay bị mọi người bắt nạt? Điều đó còn quan trọng hơn
điểm số, và chính các bậc cha mẹ phải học điều này.
Con trai (hay con gái) quý vị ra trường với tính
cách bình thường, không có những thói quen xấu và với điểm số có thể chấp nhận
được – đó là niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ, cũng như của chính đứa trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét